Tác hại của việc bọc răng sứ là một vấn đề mà nhiều người quan tâm khi suy nghĩ về sự lựa chọn phương pháp thẩm mỹ nha khoa. Trong bài viết này, cùng điểm qua các yếu tố cần lưu ý và những tác động tiềm ẩn của quá trình bọc răng sứ.
Bọc răng sứ là gì?
Những trường hợp nên bọc răng sứ
Thẩm mỹ răng sứ là giải pháp lý tưởng giúp phục hình răng trong các trường hợp sau đây:
Răng bị nứt gãy, sứt mẻ, vỡ, thưa, hở kẽ gây khó khăn trong việc ăn nhai và mất tự tin khi giao tiếp và làm việc
Răng có bề mặt men răng bị mòn, nhiễm màu do Tetracycline, đổi màu nặng không thể phục hồi hoặc tẩy trắng được.
Răng có hình dáng không đẹp (hô, khấp khểnh mức độ nhẹ)
Răng bị suy yếu do sâu răng quá nặng.
Tác hại của việc bọc răng sứ
1. Xâm hại đến răng thật nếu răng ban đầu sai lệch quá nặng
Hình dáng răng sau khi đã mài đi sẽ không thể phục hồi được nữa. Từ đó cấu trúc của hàm răng của bạn sẽ thay đổi vĩnh viễn. Đây là yếu tố bạn cần cân nhắc kĩ nếu răng bạn bị hô/móm/khấp khểnh nặng. Bởi vì với tình trạng răng như trên, nếu muốn bọc sứ sẽ phải xâm lấn rất nhiều đến răng thật, việc răng yếu đi là không thể tránh khỏi.
Trong trường hợp này, các bác sĩ của chúng tôi khuyên bạn nên lựa chọn niềng răng thay vì răng sứ thẩm mỹ.
2. Tủy răng và răng thật bị tổn thương
Tủy răng bị tổn thương, thậm chí là chết tủy răng là một trong những tác hại của bọc răng sứ vì có thể làm chết răng vĩnh viễn. Bên cạnh đó, do liên quan đến thần kinh tủy, răng sẽ trở nên nhạy cảm, dễ ê buốt khi ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh.
Như đã đề cập ở trên, việc tủy răng bị tổn thương là do kĩ thuật mài sai kỹ thuật của bác sĩ trong quá trình thực hiện. Chính vì thế, chúng tôi khuyên bạn một lần nữa: Hãy cân nhắc kĩ trước khi lựa chọn nha khoa để gửi gắm hàm răng của mình nhé!
3. Răng bị nứt, vỡ
Bọc răng sứ đòi hỏi phải trải qua công đoạn mài răng và lắp răng tạm thời. Tuy nhiên, nếu mài răng quá mức cho phép hoặc sử dụng răng lắp tạm kém chất lượng sẽ tổn thương đến răng, dẫn đến răng bị nứt vỡ sau một thời gian ăn nhai.
Bên cạnh đó, các loại răng sứ giá rẻ có độ bền và độ cứng kém sẽ không bảo vệ tốt răng thật của bạn khi ăn nhai nên cũng có thể dẫn đến tình trạng răng thật bị nứt vỡ.
Do đó, bạn cần phải tìm đến các bác sĩ có tay nghề cao và cơ sở nha khoa uy tín để thực hiện.
4. Răng ê buốt, đau nhức
Không ít bệnh nhân đến với chúng tôi trong tình trạng răng đã được bọc sứ hoàn chỉnh nhưng vẫn có cảm giác răng đau nhức, khó chịu. Đây cũng chính là một trong những tác hại của việc bọc răng sứ phổ biến hiện nay.
Nguyên nhân chính là do nha sĩ bạn chọn có chuyên môn yếu kém hoặc trước đó bạn mắc phải các bệnh viêm nha chu, sâu răng, viêm nướu… Nhưng chưa được nha khoa chữa trị cẩn thận. Trong trường hợp này bạn cần đến bác sĩ ngay để được điều chỉnh thích hợp.
5. Bọc sứ rơi ra hoặc bị đen
Men răng dưới lớp vỏ bị mòn không chỉ khiến răng sứ lung lay dẫn đến rơi hẳn ra mà còn tạo lỗ hổng cho vi khuẩn chui vào gây sâu răng. Răng sứ bị đen ở viền cũng là hiện tượng thường gặp do sử dụng chất liệu kém chất lượng, trộn sứ với kim loại. Điều này gây mất thẩm mỹ và tự tin cho bệnh nhân.
Trên đây là thông tin về tác hại của bọc răng sứ bạn cần nắm rõ. Hãy lựa chọn thực hiện tại các cơ sở nha khoa uy tín để phòng tránh những tác hại này bạn nhé.
>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/rang-khon-bi-loi-trum-la-nhu-the-nao/