Mùa đông – xuân là thời gian đỉnh điểm của bệnh lý mũi xoang, hô hấp khi mỗi ngày bé có thể trải qua nhiều kiểu thời tiết: lúc hanh hao, lúc lạnh tê tái, lúc ẩm thấp khó chịu… Việc thường xuyên tiếp xúc với không khí lạnh hoặc thời tiết thay đổi liên tục có thể khiến mũi sung huyết và nguy cơ viêm. Đồng thời, môi trường ô nhiễm chứa các loại bụi mịn, vi khuẩn, virus… nên khi trẻ hít vào, những thành phần có hại cũng sẽ theo vào mũi và hệ hô hấp. Dưới đây là một số bệnh hô hấp mà trẻ thường gặp, đặc biệt trong mùa đông – xuân
Viêm mũi
Viêm mũi thường
gặp ở trẻ từ khoảng 6 tháng đến khi bé học lớp 2, lớp 3, nhất là khi thời tiết
lạnh. Đây là tình trạng viêm niêm mạc của hốc xoang gây ngạt mũi kèm theo chảy
nước mũi trong hoặc mũi mủ, kèm theo ho. Viêm mũi khiến trẻ nhỏ khó chịu, quấy
khóc, kém ăn, có trường hợp nôn mửa, tiêu chảy… Nếu không được điều trị dứt
điểm, bệnh tái phát có thể dẫn đến biến chứng như viêm phổi, viêm tai, viêm tai
giữa cấp, viêm xoang cấp.
Viêm mũi dị ứng
Bệnh thường gặp
vào mùa xuân khi phấn hoa phát tán nhiều và không khí lạnh, ẩm thấp khiến vi
khuẩn, nấm mốc dễ phát triển. Trẻ nhỏ với sức đề kháng còn kém nên hay viêm mũi
dị ứng với các biểu hiện như ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, quấy khóc vào ban
đêm.Viêm mũi dị ứng không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại làm cho trẻ cảm
thấy khó chịu. Nếu không được điều trị hợp lý và dứt điểm, bệnh có thể gây ra
nhiều biến chứng như viêm tai giữa cấp, viêm họng, viêm xoang, viêm phổi…
Bệnh cúm mùa
Cảm cúm là bệnh
về đường hô hấp mà trẻ hay gặp vào mùa đông, xuân. Bệnh chủ yếu do virus, vi
khuẩn gây nên và dễ lây lan. Một số triệu chứng nổi bật ở trẻ là nghẹt mũi;
chảy nước mũi lúc đầu loãng, trong, sau trở nên đặc hơn, thậm chí chuyển sang
màu xanh lục hoặc màu vàng. Trẻ cũng có thể bị sưng họng, ho, đau đầu, sốt nhẹ,
mệt mỏi, cơ thể đau nhức và chán ăn.
Viêm tiểu phế quản
Đây là bệnh hô
hấp cấp tính do viêm tắc các tiểu phế quản. Bệnh xuất hiện quanh năm, cao nhất
vào mùa đông và đầu mùa xuân. Biểu hiện thường gặp nhất là trẻ chảy nước mũi
trong, ho, sốt vừa hoặc cao. Tần suất ho tăng lên, nhất là về đêm hoặc gần
sáng. Trẻ thở khó hơn, thở rít. Trong trường hợp nặng, trẻ tím tái, lồng ngực
bị rút lõm, thở khó hoặc thậm chí ngừng thở.
Cách phòng bệnh lý mũi họng cho trẻ
Bố mẹ có thể chủ
động phòng bệnh cho trẻ bằng những phương pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả
cao. Vệ sinh mũi cho bé hai lần mỗi ngày bằng nước biển phun sương vô trùng
chứa các nguyên tố vi lượng thiết yếu cho sức khỏe mũi xoang. Ở trẻ em, đặc
điểm cấu tạo vòi nhĩ (thông giữa mũi – tai) nằm ngang, khá rộng và thẳng, nếu
rửa mũi không đúng có thể gây biến chứng viêm tai giữa. Do đó, cha mẹ cần lưu ý
chọn các sản phẩm uy tín, có cấu tạo vòi xịt và áp lực chuyên biệt cho trẻ từ
sơ sinh và trẻ lớn. Phụ huynh nên mặc ấm cho trẻ, nhất là vùng cổ, ngực. Đeo
khẩu trang để phòng bệnh và giữ ấm cho mũi. Tạo cho trẻ thói quen tập thể dục
thường xuyên giúp cơ thể luôn được giữ ấm và tăng cường sức đề kháng.
Nguồn:
TenMienNgon.com